Tin Sametel
Mở rộng không gian phát triển ĐBSCL
22/06/2022 | 11:45
Theo SMT- Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030 xác định 9 nội dung đột phá mang tính chiến lược. Trọng tâm là phát triển vùng theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
“Đất đai có thể manh mún, địa giới hành chính có thể bị chia cắt, nhưng không gian phát triển không thể manh mún, không gian kinh tế không thể bị chia cắt”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định như vậy tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030 tổ chức ngày 21.6 tại Cần Thơ.
Hội nghị do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, với sự tham gia của Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành. Đây là quy hoạch vùng đầu tiên trên cả nước thể hiện “tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới, cơ hội mới” đã định hình chiến lược phát triển cho tương lai miền Tây Nam bộ.
Hội nghị do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, với sự tham gia của Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành. Đây là quy hoạch vùng đầu tiên trên cả nước thể hiện “tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới, cơ hội mới” đã định hình chiến lược phát triển cho tương lai miền Tây Nam bộ.
Không gian phát triển không thể manh mún
Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030 xác định 9 nội dung đột phá mang tính chiến lược. Trọng tâm là phát triển vùng theo hướng bền vững, tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), dựa trên 3 trụ cột kinh tế - xã hội -môi trường; chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên, lấy “con người” làm trung tâm. Với quy hoạch này, vựa nông sản lớn nhất của cả nước thực sự bước vào cuộc chuyển đổi chưa từng có.
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan: “Quy hoạch này có tính “mở”, linh hoạt để có thể chủ động thích ứng với xu thế biến đổi liên tục, không ngừng với những câu hỏi kinh tế học từ trăm năm nay “Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào?”. Sự điều phối theo chuỗi ngành hàng, tính liên kết vùng, tiểu vùng giữa các địa phương được chú trọng ngay đầu mùa vụ, chứ không phải chỉ tập trung xử lý khi nông sản ùn ứ sau thu hoạch. Mỗi địa phương có thể chủ động mở rộng không gian liên kết, phát triển trong không gian có sự điều phối cả vùng”.
Nhấn mạnh vai trò liên kết vùng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định: “Đất đai có thể manh mún, địa giới hành chính có thể bị chia cắt, nhưng không gian phát triển không thể manh mún, không gian kinh tế không thể bị chia cắt. Chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế là mệnh lệnh cấp thiết phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL”.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, để phục vụ quy hoạch, Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL tại TP.Cần Thơ đã đi vào hoạt động. Văn phòng đang tích hợp thông tin nông nghiệp cấp vùng thông qua số hóa các cơ sở dữ liệu, công tác quy hoạch sản xuất, chuẩn hóa vùng nguyên liệu, chuẩn hóa quy trình sản xuất. Cùng với đó là kết nối doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu; hình thành chuỗi ngành hàng bắt đầu từ chuỗi lúa gạo...
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan: “Quy hoạch này có tính “mở”, linh hoạt để có thể chủ động thích ứng với xu thế biến đổi liên tục, không ngừng với những câu hỏi kinh tế học từ trăm năm nay “Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào?”. Sự điều phối theo chuỗi ngành hàng, tính liên kết vùng, tiểu vùng giữa các địa phương được chú trọng ngay đầu mùa vụ, chứ không phải chỉ tập trung xử lý khi nông sản ùn ứ sau thu hoạch. Mỗi địa phương có thể chủ động mở rộng không gian liên kết, phát triển trong không gian có sự điều phối cả vùng”.
Nhấn mạnh vai trò liên kết vùng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT khẳng định: “Đất đai có thể manh mún, địa giới hành chính có thể bị chia cắt, nhưng không gian phát triển không thể manh mún, không gian kinh tế không thể bị chia cắt. Chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế là mệnh lệnh cấp thiết phát triển nông nghiệp vùng ĐBSCL”.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan thông tin, để phục vụ quy hoạch, Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL tại TP.Cần Thơ đã đi vào hoạt động. Văn phòng đang tích hợp thông tin nông nghiệp cấp vùng thông qua số hóa các cơ sở dữ liệu, công tác quy hoạch sản xuất, chuẩn hóa vùng nguyên liệu, chuẩn hóa quy trình sản xuất. Cùng với đó là kết nối doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu; hình thành chuỗi ngành hàng bắt đầu từ chuỗi lúa gạo...
Kỳ vọng có thêm hơn 500 Km đường cao tốc
Báo cáo tại hội nghị về nguồn lực thực hiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết giai đoạn 2021-2025, tổng vốn ngân sách nhà nước dự kiến hỗ trợ cho các dự án trên địa bàn do địa phương quản lý khoảng 320.000 tỉ đồng, tăng 23,3% so với giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, vốn ngân sách nhà nước đầu tư qua một số bộ, ngành để triển khai các công trình dự án trong vùng còn khoảng 140.000 tỉ đồng. Như vậy, tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2025 của ĐBSCL khoảng 460.000 tỉ đồng.
2,2 tỉ USD hỗ trợ các dự án tại ĐBSCL
Tại hội nghị đã diễn ra lễ trao hồ sơ quy hoạch cho lãnh đạo 13 tỉnh, thành ĐBSCL và công bố cam kết tài trợ thực hiện một số chương trình, dự án phát triển hạ tầng triển khai thực hiện quy hoạch.
Bộ KH-ĐT đã chủ trì, phối hợp Bộ NN-PTNT, Bộ GTVT cùng 13 tỉnh, thành ĐBSCL và nhóm 6 ngân hàng phát triển (ADB, KEXIM, AFD, KfW, JICA, WB) thống nhất danh mục dự án phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay, toàn bộ các dự án của 2 bộ và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã được nhóm 6 ngân hàng phát triển bày tỏ quan tâm với mức vốn cam kết khoảng 2,2 tỉ USD.
Nội dung được người dân ĐBSCL mong chờ nhất là nguồn lực đầu tư phát triển về hạ tầng giao thông. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết Bộ đã nỗ lực điều chỉnh quy hoạch giao thông, đã bổ sung thêm cảng Trần Đề và xem đây là cảng chính của vùng. Ngoài sân bay Cần Thơ, tới đây Bộ GTVT sẽ triển khai nâng cấp 3 sân bay Phú Quốc, Cà Mau và Rạch Giá, đảm bảo tiếp nhận được máy bay loại A320 (180 - 250 ghế). Đặc biệt, về giao thông đường bộ, đến nay đã có khoảng 86.000 tỉ đồng ngân sách dành cho vùng ĐBSCL để tập trung phát triển đường cao tốc. Trong đó, đã hoàn thành 90 km đường cao tốc thông qua một số dự án và hiện có 130 km đường cao tốc đang được triển khai.
“Trong nhiệm kỳ này, chúng tôi bố trí đầu tư 400 km đường cao tốc, gồm những trục chính kết nối TP.HCM với Cần Thơ, từ Cần Thơ kết nối mũi Cà Mau. Nếu chúng ta đạt kế hoạch thì cuối nhiệm kỳ này sẽ hoàn thành, cộng với khoảng 130 km hiện nay đang triển khai thì chúng ta kỳ vọng có thêm hơn 500 km đường cao tốc. Khi đó, chắc chắn ĐBSCL sẽ là điểm đến thuận lợi, thu hút đầu tư mạnh mẽ, có đủ tiềm năng và điều kiện để phát triển đột phá”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Bộ KH-ĐT đã chủ trì, phối hợp Bộ NN-PTNT, Bộ GTVT cùng 13 tỉnh, thành ĐBSCL và nhóm 6 ngân hàng phát triển (ADB, KEXIM, AFD, KfW, JICA, WB) thống nhất danh mục dự án phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay, toàn bộ các dự án của 2 bộ và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã được nhóm 6 ngân hàng phát triển bày tỏ quan tâm với mức vốn cam kết khoảng 2,2 tỉ USD.
Nội dung được người dân ĐBSCL mong chờ nhất là nguồn lực đầu tư phát triển về hạ tầng giao thông. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết Bộ đã nỗ lực điều chỉnh quy hoạch giao thông, đã bổ sung thêm cảng Trần Đề và xem đây là cảng chính của vùng. Ngoài sân bay Cần Thơ, tới đây Bộ GTVT sẽ triển khai nâng cấp 3 sân bay Phú Quốc, Cà Mau và Rạch Giá, đảm bảo tiếp nhận được máy bay loại A320 (180 - 250 ghế). Đặc biệt, về giao thông đường bộ, đến nay đã có khoảng 86.000 tỉ đồng ngân sách dành cho vùng ĐBSCL để tập trung phát triển đường cao tốc. Trong đó, đã hoàn thành 90 km đường cao tốc thông qua một số dự án và hiện có 130 km đường cao tốc đang được triển khai.
“Trong nhiệm kỳ này, chúng tôi bố trí đầu tư 400 km đường cao tốc, gồm những trục chính kết nối TP.HCM với Cần Thơ, từ Cần Thơ kết nối mũi Cà Mau. Nếu chúng ta đạt kế hoạch thì cuối nhiệm kỳ này sẽ hoàn thành, cộng với khoảng 130 km hiện nay đang triển khai thì chúng ta kỳ vọng có thêm hơn 500 km đường cao tốc. Khi đó, chắc chắn ĐBSCL sẽ là điểm đến thuận lợi, thu hút đầu tư mạnh mẽ, có đủ tiềm năng và điều kiện để phát triển đột phá”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Phát triển thích ứng với tự nhiên
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ĐBSCL giữ vị thế hết sức quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, trong giao thương quốc tế; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước. Tuy vậy, ĐBSCL vẫn còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức. Tiềm năng thì lớn nhưng cơ chế, chính sách còn hạn hẹp. “Nếu lấy con người là trung tâm, chủ thể, động lực, mục tiêu để phát triển của ĐBSCL thì đây cũng là điểm nghẽn lớn nhất. Đặc biệt là vấn đề nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động vùng qua đào tạo khoảng hơn 15%, thấp hơn nhiều so với trung bình chung cả nước. Thu nhập bình quân đầu người bằng khoảng 67% so với bình quân chung cả nước (53,98 triệu đồng so với 80,21 triệu đồng/người)”, Thủ tướng nói.
Đặc biệt, kết cấu hạ tầng ở ĐBSCL chưa đồng bộ, thiếu và yếu nhất là hạ tầng giao thông; hạ tầng thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện BĐKH, xâm nhập mặn. Hạ tầng về y tế, giáo dục còn yếu kém ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Trong khi ĐBSCL là một trong những khu vực địa lý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông...
Đặc biệt, kết cấu hạ tầng ở ĐBSCL chưa đồng bộ, thiếu và yếu nhất là hạ tầng giao thông; hạ tầng thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện BĐKH, xâm nhập mặn. Hạ tầng về y tế, giáo dục còn yếu kém ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Trong khi ĐBSCL là một trong những khu vực địa lý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông...
Tôi tin rằng với sự quyết tâm và vào cuộc quyết liệt của cả thống chính trị, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, ĐBSCL sẽ có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá, trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước; thu nhập của người dân ngày một nâng cao; người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương
Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH
Thủ tướng cho rằng Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đưa ra quan điểm phát triển ĐBSCL. Trong đó, yêu cầu phải phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với vị trí, vai trò chiến lược của vùng; coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước... Thủ tướng cũng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo chung cũng như các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho các bộ, ngành cũng như các địa phương ĐBSCL. Ở đó, cần đặc biệt coi trọng việc thích ứng với tự nhiên. Phát huy mạnh mẽ các yếu tố nội lực, nhất là con người. Về triển khai quy hoạch vùng ĐBSCL, các địa phương cần chủ động, quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án đã được xác định trong quy hoạch; khẩn trương xây dựng, hoàn thành quy hoạch của từng địa phương. Tinh thần là quy hoạch phải đi trước một bước, tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, sát thực tế, khả thi, phát huy được tiềm năng khác biệt.
Về phát triển hạ tầng ở ĐBSCL, trong giai đoạn tới cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông và logistics, hạ tầng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, hạ tầng giáo dục, y tế, hạ tầng chuyển đổi số, chống BĐKH để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Trong đó, các tuyến cao tốc cần đi theo hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể; không bám theo các khu dân cư để tránh phải dành chi phí lớn cho giải phóng mặt bằng. Cùng với đó là đẩy mạnh và đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, chuỗi liên kết, chuỗi sản xuất; ứng dụng khoa học công nghệ trong công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
“Tôi tin rằng với sự quyết tâm và vào cuộc quyết liệt của cả thống chính trị, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, ĐBSCL sẽ có sự phát triển mạnh mẽ và đột phá, trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước; thu nhập của người dân ngày một nâng cao; người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Gia Phat