Tin Năng Lượng Tái Tạo
Quy hoạch điện 8 có thể được phê duyệt trong tháng 6
06/06/2022 | 11:59
SAMETEL - Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã được Hội đồng thẩm định thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Dự kiến trong tháng 6.2022, quy hoạch này có thể được phê duyệt.
Quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng
Trao đổi với phóng viên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII) là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng trong hệ thống quy hoạch ngành quốc gia.
Quy hoạch này đã được Hội đồng thẩm định thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Dự kiến trong tháng 6.2022, Quy hoạch Điện VIII có thể được phê duyệt.
Quy hoạch Điện VIII được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ lần 1 ngày 26.3.2021. Sau khi phân tích, đánh giá, cho thấy một số vấn đề còn cần chỉnh sửa, như quy mô phát triển nguồn điện, cơ cấu nguồn điện, cân đối vùng miền chưa hợp lý dẫn đến yêu cầu về đầu tư lưới điện truyền tải liên vùng là rất lớn cũng như một số vấn đề về cơ chế chính sách và giải pháp quản lý tổ chức thực hiện…
Sau đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII nhằm khắc phục cho được các bất cập còn tồn tại cũng như bám sát các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 nhằm “đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050″.
Trong quá trình xây dựng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hơn 20 cuộc họp và làm việc để góp ý, hoàn thiện Quy hoạch. Thường trực Chính phủ cũng đã có kết luận về dự thảo Quy hoạch Điện VIII với nhiều chỉ đạo quan trọng.
Quy hoạch này đã được Hội đồng thẩm định thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Dự kiến trong tháng 6.2022, Quy hoạch Điện VIII có thể được phê duyệt.
Quy hoạch Điện VIII được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ lần 1 ngày 26.3.2021. Sau khi phân tích, đánh giá, cho thấy một số vấn đề còn cần chỉnh sửa, như quy mô phát triển nguồn điện, cơ cấu nguồn điện, cân đối vùng miền chưa hợp lý dẫn đến yêu cầu về đầu tư lưới điện truyền tải liên vùng là rất lớn cũng như một số vấn đề về cơ chế chính sách và giải pháp quản lý tổ chức thực hiện…
Sau đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII nhằm khắc phục cho được các bất cập còn tồn tại cũng như bám sát các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 nhằm “đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050″.
Trong quá trình xây dựng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì hơn 20 cuộc họp và làm việc để góp ý, hoàn thiện Quy hoạch. Thường trực Chính phủ cũng đã có kết luận về dự thảo Quy hoạch Điện VIII với nhiều chỉ đạo quan trọng.
Gần đây nhất, tại Hội nghị với các địa phương ngày 15.4.2022, cơ bản các ý kiến đều thống nhất cao với quan điểm, định hướng, chỉ đạo và cách làm thận trọng trên nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Điều này nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, tối ưu hiệu quả tổng thể của nền kinh tế, đảm bảo giá điện ở mức thấp nhất, phù hợp với khả năng của người dân, trong khi đó vẫn đảm bảo thực hiện một cách hết sức trách nhiệm những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về giảm phát thải, bảo vệ môi trường.
Hội đồng thẩm định thống nhất với các chỉ tiêu chính của Quy hoạch Điện VIII, đặc biệt vấn đề tổng công suất đặt, cơ cấu nguồn điện, chủ trương và lộ trình chuyển đổi năng lượng và việc phân bổ nguồn điện tại các vùng miền, đặc biệt vấn đề hiệu quả kinh tế tổng hợp (giảm chi phí đầu tư cho nguồn và lưới điện). Những yếu tố này sẽ góp phần ổn định giá điện ở mức phù hợp, hài hòa giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Một trong những vấn đề được dư luận quan tâm sau phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, đó là việc phát triển điện hạt nhân.
Kể từ sau năm 2016 cho đến năm 2020, câu chuyện điện hạt nhân dường như ít được nhắc tới cho đến khi Dự thảo Quy hoạch Điện VIII được triển khai trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều thay đổi.
Theo ông Diên, việc có xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay không thuộc thẩm quyền của Quốc hội, nhưng Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ và lãnh đạo các cấp rằng, thế giới hiện nay cũng đã phải quay lại phát triển điện hạt nhân, thực hiện các cam kết ở Hội nghị COP 26 – là phải phát triển năng lượng sạch, khai thác năng lượng mặt trời, điện gió.
Ông Diên cho rằng, để khai thác được các nguồn năng lượng tái tạo này, nhất thiết phải có nguồn điện nền ổn định, mà điện nền hiện nay chỉ có điện than và thuỷ điện. Trong khi điện than không còn điều kiện để phát triển, còn thuỷ điện cũng đã hết dư địa phát triển.
Ông Diên dẫn chứng, Hoa Kỳ và Đức – hai quốc gia đã từng giảm phát triển điện hạt nhân, nhưng đến giờ phải xây dựng lộ trình phát triển mạnh hơn điện hạt nhân.
Vì vậy, người đứng đầu ngành Công Thương cho rằng, Bộ Công Thương kiên trì kiến nghị với Chính phủ và Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về quy hoạch địa điểm phát triển điện hạt nhân ở Ninh Thuận, rằng “chưa xem xét đến việc huỷ bỏ quy hoạch địa điểm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, chờ đến khi nào các cấp có thẩm quyền quyết định có tiếp tục hay không việc phát triển nhà máy điện hạt nhân thì mới xem xét đến yếu tố đó”.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng: “Việc thông qua dự thảo Quy hoạch Điện VIII thời điểm này là cần thiết, bởi tôi cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần có cái nhìn toàn diện về quy hoạch điện quốc gia, phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Theo đó, Quy hoạch Điện VIII đã thay đổi bằng cách hạn chế điện than và ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng xanh, sạch, thoả mãn yêu cầu phát triển của đất nước, xu hướng của thế giới, cũng như cam kết quốc tế của Chính phủ về giảm phát thải khí nhà kính”.
Quy hoạch Điện VIII với việc chú trọng phát triển nguồn năng lượng sạch cũng giúp Việt Nam có cơ hội để tận dụng phát triển điện gió, điện mặt trời, đây là lĩnh vực Việt Nam có nhiều tiềm năng, từ đó phát huy thế mạnh vùng miền, giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường. Việc phát triển năng lượng sạch, hướng tới nền kinh tế xanh cũng tạo cơ hội để Việt Nam thu hút được nguồn vốn đầu tư, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Nguồn: ST - Tổng hợpQuy hoạch Điện VIII với việc chú trọng phát triển nguồn năng lượng sạch cũng giúp Việt Nam có cơ hội để tận dụng phát triển điện gió, điện mặt trời, đây là lĩnh vực Việt Nam có nhiều tiềm năng, từ đó phát huy thế mạnh vùng miền, giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường. Việc phát triển năng lượng sạch, hướng tới nền kinh tế xanh cũng tạo cơ hội để Việt Nam thu hút được nguồn vốn đầu tư, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.
Gia Phat
Bài viết khác
-
Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư xanh
25:05 2022
-
Quy trình sản xuất pin năng lượng mặt trời
07:04 2022